Thời vụ, kỹ thuật trồng, bón phân và chăm sóc Tỏi một nhánh

Ở địa bàn huyện Gia Bình, Tỏi là cây trồng nằm trong công thức luân canh giữa 2 vụ lúa nên thời vụ thích hợp để trồng Tỏi một nhánh từ ngày 25/9 đến ngày 5/10, thời điểm thu hoạch từ ngày 30/1 đến mùng 5/2 năm sau. Như vậy Tỏi đủ thời gian sinh trưởng mà không ảnh hưởng đến vụ lúa kế tiếp.

Đất trồng tỏi chọn chân vàn hoặc vàn cao, dễ thoát nước sau khi gặt xong lúa mùa sớm cần làm đất kỹ và lên luống ngay để tránh gặp mưa muộn.

Giống tỏi một nhánh được trồng tại Gia Bình là giống tỏi tía, giống phải là những củ chắc; trọng lượng củ 12 – 15g và có từ 10 – 12 nhánh. Sau đó Tỏi giống được xử lý qua các bước như sau:

Lượng tỏi giống: 1 tấn /ha (35 – 37kg/sào Bắc Bộ).

  • Khoảng cách trồng: Hàng cách hàng 20 – 25 cm, cây cách cây từ 8 – 10 cm; Mặt luống rộng 1,2 – 1,4m.
  • Mật độ trồng: 1 ha trồng khoảng 50 vạn cây (tương ứng 1 sào trồng khoảng 1,8 vạn cây).
  • Cách trồng: Khi trồng dùng ngón cái và ngón trỏ cầm nhánh tỏi ấn nhẹ để 1/2 đến 2/3 nhánh tỏi nằm trong đất. Sau khi trồng thoa nhẹ đất vào các chân nhánh tỏi và ấn nhẹ cho nhánh tỏi đứng vững.
  • Sau trồng dùng rơm rạ vụ trước phủ kín mặt luống, tốt nhất nên để rơm rạ từng lớp sóng, không rũ rối, 1 ha dùng 2 – 3 tấn rơm rạ, 1 sào dùng 70 – 100 kg rơm rạ. Rơm rạ có tác dụng giữ ẩm, giữ nhiệt, làm cho đất luôn tơi xốp, hạn chế cỏ dại.
  • Tỏi là cây trồng có thời gian sinh trưởng ngắn, tốc độ sinh trưởng nhanh, thành phần dinh dưỡng phong phú. Vì vậy cần phải cung cấp chất dinh dưỡng trong suốt chu kỳ sống của cây. Tuy nhiên phân bón cho tỏi phải là phân đã qua chế biến như phân hữu cơ hoai mục, phân vô cơ N, P, K hoặc các loại phân tổng hợp NPK, phân vi sinh.
  • Lưu huỳnh là yếu tố quyết định đến hàm lượng Selen của Tỏi một nhánh, vì vậy trong sản xuất Tỏi một nhánh nên sử dụng phân NPK-S với tỷ lệ 5.10.3-8 ở giai đoạn bón lót và tỷ lệ 12.5.10-14 ở giai đoạn bón thúc. Lượng bón cụ thể như sau:
  • Bón lót: 20 – 22 tấn Phân chuồng + 700 kg NPK-S 5.10.3-8 /ha + (tương đương 700-800 kg P/C + 25kg NPK-S 5.10.3-8/sào bắc bộ ); nếu đất chua bón thêm 550 kg vôi bột/ha (tương đương 20 kg /sào bắc bộ). Cách bón: Bón rải đều theo hàng và trộn kỹ với đất.
  • Bón thúc 1 (sau trồng 14-21 ngày): Bón 190-220kg NPK-S 12.5.10-14/ha (tương đương bón 7-8kg NPK-S 12.5.10-14/sào Bắc bộ).
  • Bón thúc 2 (sau đợt 1 khoảng 20-25 ngày): Bón 190-220kg NPK-S 12.5.10-14/ha (tương đương 7-8kg NPK-S 12.5.10-14/sào Bắc bộ).
  • Bón thúc 3 (sau đợt 2 khoảng 15-20 ngày): Bón 190-220kg NPK-S 12.5.10-14/ha (tương đương bón 7-8kg NPK-S 12.5.10-14).
  • Cách bón: Bón trực tiếp vào đất, sau đó xúc nhẹ phủ lên phân và kết hợp tưới nước.
  • Sau mỗi đợt bón thúc 2 ngày phải phun phân bón Nano selen để ngăn chặn tỏi đẻ nhánh tự do, lượng phun 2 lít 5000ppm/ha.
  • Dặm tỏi: Sau khi trồng 5 – 7 ngày, cây tỏi mọc và hồi xanh cần kiểm tra ruộng tỏi để dặm những cây bị chết bằng củ giống vào nơi thiếu cây. Việc dặm phải được thực hiện sớm để cây mọc đồng đều.
  • Làm cỏ: Thường xuyên làm sạch cỏ dại để tránh sự cạnh tranh dinh dưỡng của cỏ với tỏi, cần nhổ sạch cỏ bằng tay quanh gốc và luống tỏi.
  • Vun xới đất: Khi bón thúc phân bón cho cây phải kết hợp với xới xáo đất để đảo trộn, vùi lấp kín phân bón góp phần làm cho phân chuyển hóa nhanh và cung cấp dinh dưỡng cho cây kịp thời, đồng thời hạn chế được sự rửa trôi, xói mòn làm mất phân bón. Cách làm cụ thể như sau:
  • Lần 1: Sau trồng 14 – 21 ngày, xới sâu rộng khắp mặt luống, kết hợp bón thúc lần 1.
  • Lần 2: Sau trồng 35 – 45 ngày, xới nhẹ quanh mép và vét luống (không xới sâu và sát ảnh hưởng đến rễ tỏi) kết hợp bón thúc lần 2.
  • Lần 3: sau trồng 50 – 60 ngày, xới hẹp xung quanh gốc kết hợp bón thúc lần 3
  • Cây tỏi vụ đông dễ bị thiếu nước, do đó cần có chế độ tưới nước hợp lý để nâng cao năng suất. Dựa vào điều kiện thời tiết của vùng và căn cứ vào ẩm độ đất để tưới (độ ẩm dưới 60% độ ẩm tối đa đồng ruộng thì cần phải tưới cho tỏi).
  • Nguồn nước tưới: Phải đảm bảo không bị ô nhiễm;
  • Cách tưới: Tưới nước đều mặt luống cho đến khi cây mọc; khi tỏi có 3-4 lá thật thì tưới nước rãnh để nước thấm lên dần. Cả thời gian sinh trưởng tưới khoảng 4 – 5 lần tùy vào điều kiện thời tiết. Trước mỗi lần tưới rãnh nên xới xáo kết hợp bón thúc phân NPK.

Trong quá trình sinh trưởng Tỏi một nhánh thường bị một số bệnh hại như sau:

  • Bệnh sương mai (peronospora destructor unger): Bệnh này thường xuất hiện cuối tháng 11 khi nhiệt độ thấp, độ ẩm cao.
  • Bệnh nghẹt cổ rễ: Thời kỳ cây con tỏi thường hay bị bệnh nghẹt cổ rễ, cây thấp bé, còi cọc. Nguyên nhân chủ yếu là do đất bị gí chặt, không tơi xốp thông thoáng.
  • Bệnh than đen (Urocystis cepula porost): Hại trên củ tỏi vào lúc sắp thu hoạch, tỏi bị bệnh thường xuất hiện các chấm đen trên củ.
  • Biện pháp phòng trừ: Định kỳ phun Nano đồng bạc 15 ngày/ lần để phòng và trị bệnh (Không được sử dụng bất kỳ loại thuốc bảo vệ thực vật nào ngoài Nano). Lượng phun 2 lít/ha.

Củ thương phẩm thu hoạch sau khi trồng 125 – 130 ngày lúc lá đã già, gần khô. Cách thu: Nhổ củ, giũ sạch đất bó thành chùm, treo trên dây ở chỗ thoáng để bảo quản. Nếu có nhiều phải để vào kho, trên giàn nhiều tầng.